Kết quả tìm kiếm cho "tinh gọn tổ chức"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4242
Hôm qua 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày làm việc đầu tiên, cán bộ, công chức tại các xã, phường trong tỉnh kịp thời hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), người dân hài lòng.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hòa trong khí thế tưng bừng của cả nước, sáng 30/6, tại vùng đất phương Nam trù phú, một sự kiện trọng đại đã đi vào lịch sử - Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chính thức khai sinh tỉnh An Giang mới. Sự kiện là dấu mốc chiến lược, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn, thắp lên khát vọng phát triển mạnh mẽ cho vùng đất và con người An Giang.
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 6 thành phố và 28 tỉnh trực thuộc Trung ương, giảm 29 đơn vị so với trước.
Có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Giang Thành lúc 7 giờ, ngày 1/7, chúng tôi thấy một số người dân đến đây để làm thủ tục hành chính. Đây là địa phương biên giới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất xã Tân Khánh Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, thuộc huyện Giang Thành cũ. Anh Kiến Văn Nam, ngụ xã Giang Thành đến đây làm thủ tục cấp hộ tịch. Anh Nam cho biết thủ tục được thực hiện nhanh, gọn, các cán bộ niềm nở, nhiệt tình.
Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu tiên được áp dụng đồng bộ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương và là trụ đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành. Không chỉ là một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự thay đổi sâu rộng này còn là cuộc cách mạng tư duy trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu bước vào kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào lúc 6 giờ ngày 1/7/2025, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trên cả nước đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an, tụng kinh và nghi lễ tâm linh cầu an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.